Phân loại Tường_cây

Tường cây tại Universidad del Claustro de Sor Juana trong trung tâm lịch sử của thành phố Mexico.Một tường cây xanh được thiết kế bởi Patrick Blanc tại Hội nghị Caixa, gần trung tâm Atocha, Madrid.Một tường cây tại Kitchener, Ontario, Canada

Tường cây thường được xây dựng theo dạng các tấm mô đun để giữ các chất nuôi sống cây và có thể phân loại theo chất nuôi cây: dạng rời, dạng tấm, và dạng có cấu trúc.

Dạng rời

Tường cây dạng rời thường có hệ thống chứa đất trong túi hoặc hộp. Các hệ thống dạng rời các ngăn để chứa các túi hoặc hộp đất, và được lắp thẳng vào tường. Các hệ thống loại này cần thay đất ít nhất 1 năm 1 lần cho các tường ngoài trời, và 2 năm 1 lần cho tường trong nhà.[citation needed] Tường dạng rời không thích hợp cho các khu vực có hoạt động địa chấn. Quan trọng hơn nữa, bởi vì đất của tường dạng rời dễ dạng bị gió hoặc mưa thổi bay, vì vậy không nên xây tường dạng này cao hơn 2,5 mét. Có một số hệ thống tường xanh ở châu Á giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng hệ thống che chắn để giữ đất, thậm chí dùng hóa lỏng đất khi có hoạt động địa chấn. Trong các hệ thống này, rễ cây vẫn có thể phát triển khi sử dụng đất dạng lỏng, và vì vậy, cây cần được giữ để không bị rơi do rễ cây không đủ sức để hỗ trợ toàn bộ cây. Tường cây dạng rời sử dụng đất lỏng phù hợp cho những ai muốn thay đổi loại cây sau mỗi mùa hoặc mỗi năm.

Dạng tấm

Tường cây dạng tấm thường là sợi xơ hoặc chiếu. Đất trong dạng tấm thường rất mỏng, và cho dù có nhiều lớp, và khó có thể hỗ trợ được rễ của cây trưởng thành khi đó rễ sẽ bao phủ hết tấm và nước sẽ không thể thẩm thấu qua các tấm. Để khắc phục vấn đề này, người ta thường cắt và thay thế các tấm bằng các tấm mới sau một thời gian sử dụng. Quá trình này thường để lộ rễ cây, gây ảnh hưởng đến cây và các cây xung quanh. Hệ thống dạng này thường được sử dụng trong nhà ở các khu vực có ít hoạt động địa chất và dùng các cây nhỏ để không tạo sức nặng lớn, làm rách các tấm đất. Nên lưu ý rằng dạng tâm thường không hiệu quả trong việc tưới tiêu do khả năng giữ nước kém. Do đó, tường dạng này cần có một hệ thống điều tiết nước riêng. Tường dạng tấm phù hợp cho các thiết kế nhỏ, cao không quá 2,5 mét, và phù hợp với các nơi có thể dễ dàng sửa chữa.

Dạng cấu trúc

Tường cây dạng cấu trúc thường bao gồm các khối không phải dạng rời lẫn dạng tấm, và được tích hợp các đặc tính tốt nhất của cả hai vào một khối có thể sản xuất theo nhiều hình dáng, kích thước. Lợi thế của tường dạng này là khó hỏng trong vòng từ 10 đến 15 năm, có thể giữ nước nhiuề hoặc ít hơn tùy theo loại cây, có thể kiểm soát độ pH và EC tùy theo loại cây, dễ dàng sửa chữa và thay thế.[citation needed]

Có một số ý kiến bàn luận về tường cây sống "chủ động". Một tường cây sống chủ động lấy hoặc đẩy không khí qua tán lá, rễ qua tường, vào hệ thống thông gió của tòa nhà. Vấn đề của hệ thống này là tòa nhà vẫn cần có một hệ thống lọc không khí. Điều này có nghĩa là một tường cây sống không thể tăng chất lượng không khí đến một điểm mà có thể loại bỏ hệ thống lọc không khí để tiết kiệm chi phí. Vì vậy, chi phí tăng thêm để thiết kế, xây dựng hệ thống loại này vẫn gặp nhiều tranh cãi.

Các vấn đề về chất lượng không khí và cây xanh vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu. Các nghiên cứu đầu tiên được thực hiện bao gồm cả nghiên cứu của NASA trong những năm 1970 và 1980 bởi B.C. Wolverton.[6] Cũng có một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Guelph bởi Alan Darlington.[7] Các nghiên cứu khác đã cho thấy ảnh hưởng của cây trồng đối với các nhân viên văn phòng.[8].

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tường_cây http://www.airport-world.com http://www.airport-world.com/home/all-news/item/24... http://www.bloomberg.com/news/2012-06-19/calderon-... http://www.greenroofs.com/projects/ http://articles.timesofindia.indiatimes.com/2013-0... http://content.karger.com/ProdukteDB/produkte.asp?... http://www.wolvertonenvironmental.com/bcw.htm http://www.grahamfoundation.org/grantees/4834-reco... https://web.archive.org/web/20080310175420/http://... https://web.archive.org/web/20130506042315/http://...